.My pham Ohui Han Quoc........Nuoc Hoa Chanel Phap

Tổng hợp Google Analytics cho người mới bắt đầu làm SEO

Tổng hợp Google Analytics cho người mới bắt đầu làm SEO

Bài viết này, chúng tôi chia sẻ lại cách sử dụng Google Analytics, cách đăng ký tài khoản Google Analytics, cách thêm trang web vào Google Analytics và một số tính năng Google Analytics được sử dụng nhiều nhất.

Google Analytics cùng với Google Webmaster Tool là 2 công cụ mạng mẽ nhất được Google cho phép, khuyến khích những nhà quản trị website sử dụng. Về cơ bản Google Webmaster Tool được sử dụng để theo dõi những cảnh báo từ Google, lỗi thu thập dữ liệu, giảm hạng link không quan trọng...Trong khi đó Google Analytics lại có nhiều thiên hướng về phân tích lưu lượng truy cập website. Bài viết sau đây, chúng tôi tóm lược tính năng được sử dụng nhiều nhất trên Google Analytics.

Google Analytics là gì?

Đúng như tên gọi Analytics, Google Analytics là công cụ thống kê dữ liệu số mạnh nhất cho người quản trị web. GA chủ yếu phân tích số lượng người truy cập web site của bạn, phân loại và theo dõi số lượng người đó theo hành vi, độ tuổi, ngôn ngữ, thiết bị máy vi tính, điện thoại, từ khóa… Google Analytics là một phần không thể thiếu với người làm SEO.

Đăng ký sử dụng Google Analytics

Truy cập Google Analytics qua đường dẫ url: google.com/analytics/ và đăng nhập bằng tài khoản Gmail.

Thêm trang web vào Google Analytics


Click vào ô Quản trị --> Thuộc tính --> Tạo thuộc tính mới theo ảnh.
Thêm trang web vào google Analytics

Thêm trang web vào Google Analytics 1


Thêm trang web vào Google Analytics 2


Điền thông tin website bạn cần thêm vào Google Analytics, nhớ chọn danh mục ngành nghề website và múi giờ báo cáo nhé!

Sau khi hoàn tất, click chuột vào “ Nhận ID theo dõi
Màn hình kế tiếp là ID theo dõi Google Analytics tạo ra cho website của bạn, bạn cần chèn đoạn mã này vào website nhập thông tin ở trên.



Như google hướng dẫn, ta có 2 cách chèn id theo dõi vào website
Cách 1: Copy đoạn script và chèn trực tiếp sau thẻ body trang web bạn muốn theo dõi,
Cách 2: Lưu đoạn mã code ( id theo dõi ) vào một trang php, sau đó dùng lệnh include để chèn file php đó vào trang web bạn muốn Google Analytics thống kê.

Lưu ý: vị trí chèn ID theo dõi “ sau thẻ mở body “

Xem Google Analytics thống kê tổng quan truy cập trang web

Thống kê tổng quan:
Click vào ô “Báo Cáo“ --> “Trang tổng quan“ --> “Trang tổng quan của tôi“
Màn hình hiển thị bảng thông báo: số lượng truy cập / tỉ lệ thoát theo ngày…


Thống kê trang tổng quan của tôi trong Google Analytics

Thống kê truy cập theo thời gian thực: Thời gian thực --> Tổng quan

Google Analytics có tính năng nổi bật: thống kê số lượng truy cập website theo thời gian thực ( Real time ), có nghĩa là chúng ta có thể biết số lượng người đang truy cập website, thậm chí chúng ta biết được khách truy cập website ở địa điểm nào? Họ đang quan tâm lĩnh vực gì trên trang web….



Tra lưu lượng truy cập trang web thông qua từ khóa nào?

Click chuột vào: Sức thu hút --> Từ khóa --> Cơ bản
Bảng này thông báo cho người quản trị thông tin từ khóa của website được xếp hạng Google và được người sử dụng click chuột vào. Nó giúp người quản trị web biết rõ từ khóa nào đã SEO thành công, từ khóa nào ít click chuột cần thay đổi tiêu đề, thẻ mô tả nhằm thu hút tỉ lệ click chuột.



Tra cứu hành vi khách truy cập website
Click chuột vào: Hành vi --> Lưu lượng hành vi, màn hình kế tiếp, Google Analytics hiển thị:
Trong bảng hiển thị này, người quản trị web biết được hành vi của khách truy cập trang web đang quản trị, từ đó biết được tỉ lệ thoát ở đâu nhiều nhất… từ đó xây dựng phương án điều hướng Onpage hiệu quả.



Google analytics thống kê hành vi truy cập trang web của khách

Kiến thức và tính năng của Google Analytics rất nhiều, thật khó để tổng hợp hết trong bài viết này. Trên đây, tôi chỉ phân tích và hướng dẫn các bạn đang tìm hiểu về Google Analytics kiến thức tổng quan nhất, hay được sử dụng nhất trong Google Analytics.

Tổng hợp kiến thức Google Webmaster Tool cho người mới bắt đầu làm SEO

Tổng hợp kiến thức Google Webmaster Tool cho người mới bắt đầu làm SEO

Google Webmaster Tool từ lâu đã trở thành công cụ bắt buộc phải cài đặt với bất kỳ nhà quản trị website nào. Nếu bạn mới quản trị website, nếu bạn chưa cài Google Webmaster Tool, tôi chân thành khuyên bạn hãy cài đặt ngay bây giờ. Lý do tại sao? Hãy đọc bài viết dưới đây.

Gooogle Webmaster Tool là gì?

Google Webmaster Tool là công cụ được Google phát triển và cho phép các nhà quảng trị website sử dụng miễn phí. Với những tính năng tỏ ra vô cùng ưu việt, hỗ trợ đắc lực cho các admin website trong việc nắm bắt tình hình "sức khỏe" mà website mình đang quản trị.

Google Webmaster Tool và lợi ích khi sử dụng.

 Lợi ích của Google Webmaster Tool là danh sách thống kê dữ liệu quản trị trang web ưu việt, thiết thực và hữu dụng với người quản trị web chuyên nghiệp. 

Đăng ký sử dụng google webmaster tool như thế nào?

Truy cập trang Google Webmaster Tool qua url: google.com/webmasters/, đăng nhập bằng tài khoản Gmail.

Cách thêm trang web vào Google Webmaster Tool:

Sau khi đăng nhập thành công, GGWMTT hiển thị giao diện như trong ảnh:

  • Click chuột vào ô thêm trang Web ( được đánh dấu mầu đỏ )
  • Sau đó, nhập tên trang web bạn muốn nhận thông báo quản trị từ GGWMTT:
  • Sau khi nhập xong tên trang web cần quản trị, bạn cần xác nhận quyền sở hữu trang web.
  • Các cách xác nhận quyền sở hữu trang web với Google Webmaster Tool phổ biến:

Cách 1: Xác minh bằng cách tải và up tệp tin HTML lên hosting chứa website.


Cách 2: Xác minh bằng cách thêm thẻ meta vào trang web của bạn

Cách 3: Xác minh bằng quyền sở hữu Google Analytics

Khi bạn đã đăng ký Google analytics, bạn có thể xác nhận quyền sở hữu trang web trong google webmaster tool theo cách này.


Tôi rất vui mừng khi bạn đã đọc đến đây, tôi cũng hi vọng bạn đọc tiếp phần ở dưới cho đến hết bởi vì điều đó sẽ giúp bạn biết cách sử dụng Google Webmaster Tool một cách hiệu quả nhất.Một gợi ý khác cho bạn là hãy lưu lại đường link bài viết này để khi cần có thể sử dụng dễ dàng 

Tổng hợp thông tin Google Webmaster Tool thống kê:

Để sử dụng bảng tổng hợp thông tin dưới đây hiệu quả bạn hãy chuyển chế độ ngôn ngữ tiếng Việt nhé.
  1. Trang tổng quan trang web:
  • Thông báo lỗi thu thập dữ liệu: lỗi DNS, lỗi kết nối máy chủ, lỗi tìm nạp Robot.txt…
  • Thông báo mới, hoặc sự cố gần đây.
  • Truy vấn tìm kiếm số lần hiển thị / số lần click chuột.
  • Sơ đồ trang web (sitemap): Số url đã gửi, số url đã lập chỉ mục.
  1. Thông báo về trang web:
  • Các thông báo mới về chủ sỡ hữu được xác minh cho trang web…
  1. Giao diện tìm kiếm:
  • Dữ liệu có cấu trúc: bao gồm các thống kê Rich snippets…
  • Công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc: google.com/webmasters/tools/richsnippets
  • Công cụ đánh dấu dữ liệu: Giúp người quản trị web code có thể thông báo hoặc đánh dấu dữ liệu theo cấu trúc tới Google.
  • Cải tiến HTML: Thông báo các vấn đề cần xử lý giúp cải thiện hiệu suất và trải nghiệm người dùng cho trang web của bạn.
    • Thẻ mô tả - thẻ meta ( Meta Description – Thẻ mô tả )
    • Số trang có thẻ Mô tả meta description trùng lặp
    • Số trang có thẻ mô tả thẻ meta description dài
    • Số trang có thẻ mô tả thẻ meta description ngắn
    • Thẻ tiêu đề ( Meta title – Thẻ tiêu đề )
    • Số trang thiếu thẻ tiêu đề
    • Số trang có thẻ tiêu đề trùng lặp
    • Số trang có thẻ tiêu đề dài
    • Số trang có thẻ tiêu đề ngắn
    • Số trang có thẻ tiêu đề không chứa thông tin
    • Số trang có nội dung không thể lập chỉ mục ( Phần nội dung Google không thể lập chỉ mục )
  • Các liên kết trang web (site links ): là các liên kết hiển thị thêm dưới kết quả trả về của công cụ tìm kiếm Google. mình sẽ nói cụ thể với hình ảnh minh họa trong bài tiếp theo:
  • Hình ảnh mô tả site links, liên kết trang web
  1. Lưu lượng tìm kiếm:
  • Truy vấn tìm kiếm:
    • Truy vấn phổ biến nhất – Thông báo thứ hạng trung bình, số lần hiển thị, số lần click chuột cho từ khóa Google trả về do người dùng tìm kiếm.
    • Trang hàng đầu là tổng hợp danh sách url được người sử dụng click nhiều nhất trong truy vấn phổ biến nhất.
  • Các liên kết tới trang web của bạn: Thông báo các liên kết Offpage tới website.
  • Liên kết nội bộ: Thông báo các liên kết onpage trên website.
  • Tác vụ thủ công: Thông báo các hành động SPAM…
  1. Chỉ mục của Google:
  • Trạng thái chỉ mục: Thông báo các dữ liệu được lập chỉ mục theo biểu đồ.
  • Từ khóa nội dung: Thống kê số từ khóa được lặp lại nhiều nhất theo thứ tự.
  • Xóa URL: Sử dụng Robot.txt hoặc chủ động yêu cầu Google webmaster tool xóa url không sử dụng nữa.
  1. Thu thập dữ liệu:
  • Lỗi Thu thập dữ liệu: thông báo url website Google Bot không Crawl được dữ liệu.
  • Biểu đồ số liệu thống kê thu thập dữ liệu.
    • Số trang được thu thập dữ liệu mỗi ngày.
    • Số kilobyte được tải xuống mỗi ngày.
    • Thời gian để tải xuống một trang (tính bằng mili giây).
    • Tìm nạp như Google.
    • Điền url cần google crawl dữ liệu trực tiếp, hoặc để trống để yêu cầu crawl dữ liệu toàn trang.
  • URL bị chặn.
  • Thông báo thư mục không muốn Google Bot crawl dữ liệu, thường là thư mục chứa trang quản trị, cập nhật nội dung trang web.
  • Sơ đồ trang web (Site map).
    • Site map là gì: Site map là sơ đồ, là danh sách các đường dẫn url trang web, giúp Google bot dễ dàng crawl dữ liệu trên website.
    • Lưu ý: website không có site map vẫn được google crawl dữ liệu và lập chỉ mục, nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn nếu không sử dụng thủ thuật ping và add url mới.
    • Thông  báo số lượng url được crawl dữ liệu, các url chưa được lập chỉ mục…
  • Tham số URL
  1. Vấn đề bảo mật:
  • Thông báo nội dung liên quan đến bảo mật website: dấu hiệu trang web có thể đang bị hack, trang web đang lan tỏa virus…
  1. Tài nguyên khác:
  • Công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc: sử dụng Công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc để kiểm tra xem Google có thể phân tích cú pháp chính xác đánh dấu dữ liệu có cấu trúc của bạn và hiển thị đánh dấu đó trong kết quả tìm kiếm hay không.
  • Trình trợ giúp đánh dấu dữ liệu có cấu trúc: Không chắc chắn cách bắt đầu với việc thêm đánh dấu dữ liệu có cấu trúc vào HTML của bạn? Thử công cụ trỏ và nhấp này.
  • Trình kiểm tra đánh dấu email: Xác thực nội dung dữ liệu có cấu trúc của một email HTML bằng Trình kiểm tra đánh dấu email.
  • Google Địa điểm: 97% người tiêu dùng tìm kiếm các doanh nghiệp địa phương trực tuyến. Hãy hiện diện ở đó khi họ đang tìm kiếm bạn với Google địa điểm dành cho doanh nghiệp - một nền tảng địa phương miễn phí từ Google.
  • Google Merchant Center: Nơi bạn có thể tải dữ liệu sản phẩm của mình lên Google và cung cấp dữ liệu đó cho Tìm kiếm sản phẩm của Google và các dịch vụ khác của Google.
  • Page Speed Insights: Sử dụng Page Speed Insights để tìm hiểu cách giúp trang web của bạn chạy nhanh trên tất cả các thiết bị.
  • Tìm kiếm tùy chỉnh: Khai thác sức mạnh của Google để tạo trải nghiệm tìm kiếm tùy chỉnh cho trang web của riêng bạn.
  1. Labs (phòng thử nghiệm):
  • Thống kê trang dành cho tác giả: là nơi thống kê số lượng tìm kiếm, số lần hiển thị và số lần click chuột trên các trang web gắn tên tác giả.
    Mục này, thống kê số lượng tìm kiếm theo tên tác giả.
  • Xem trước nhanh: là nơi kiểm tra các tính năng đang xây dựng trên trang web, mang tính thử nghiệm và hoàn toàn có thể thay đổi hoặc bị xóa đi mà không cần báo trước.
Trong bài viết tổng hợp kiến thức Google Webmaster Tool cơ bản này, các bạn cần trải nghiệm và nắm rõ tối thiểu những kiến thức sau để có thể sử dụng Google Webmaster Tool thành thạo: Lợi ích củaGoogle Webmaster Tool, cách thêm trang web và xác minh trang web với GGWMTT, các thông báo cơ bản GGWMTT hướng tới người quản trị.
Chúc các bạn quản trị trang web thành công với Google Webmaster Tool!

HỆ THỐNG

Biểu mẫu liên hệ

Name

Email *

Message *

Công ty cổ phần công nghệ truyền thông Media Label
Media Label Communications Joint Stock Company
Bản quyền © 2009-2015
Ghi rõ nguồn khi phát hành lại thông tin từ website này
TOP