.My pham Ohui Han Quoc........Nuoc Hoa Chanel Phap

Tổng hợp Google Analytics cho người mới bắt đầu làm SEO

Tổng hợp Google Analytics cho người mới bắt đầu làm SEO

Bài viết này, chúng tôi chia sẻ lại cách sử dụng Google Analytics, cách đăng ký tài khoản Google Analytics, cách thêm trang web vào Google Analytics và một số tính năng Google Analytics được sử dụng nhiều nhất.

Google Analytics cùng với Google Webmaster Tool là 2 công cụ mạng mẽ nhất được Google cho phép, khuyến khích những nhà quản trị website sử dụng. Về cơ bản Google Webmaster Tool được sử dụng để theo dõi những cảnh báo từ Google, lỗi thu thập dữ liệu, giảm hạng link không quan trọng...Trong khi đó Google Analytics lại có nhiều thiên hướng về phân tích lưu lượng truy cập website. Bài viết sau đây, chúng tôi tóm lược tính năng được sử dụng nhiều nhất trên Google Analytics.

Google Analytics là gì?

Đúng như tên gọi Analytics, Google Analytics là công cụ thống kê dữ liệu số mạnh nhất cho người quản trị web. GA chủ yếu phân tích số lượng người truy cập web site của bạn, phân loại và theo dõi số lượng người đó theo hành vi, độ tuổi, ngôn ngữ, thiết bị máy vi tính, điện thoại, từ khóa… Google Analytics là một phần không thể thiếu với người làm SEO.

Đăng ký sử dụng Google Analytics

Truy cập Google Analytics qua đường dẫ url: google.com/analytics/ và đăng nhập bằng tài khoản Gmail.

Thêm trang web vào Google Analytics


Click vào ô Quản trị --> Thuộc tính --> Tạo thuộc tính mới theo ảnh.
Thêm trang web vào google Analytics

Thêm trang web vào Google Analytics 1


Thêm trang web vào Google Analytics 2


Điền thông tin website bạn cần thêm vào Google Analytics, nhớ chọn danh mục ngành nghề website và múi giờ báo cáo nhé!

Sau khi hoàn tất, click chuột vào “ Nhận ID theo dõi
Màn hình kế tiếp là ID theo dõi Google Analytics tạo ra cho website của bạn, bạn cần chèn đoạn mã này vào website nhập thông tin ở trên.



Như google hướng dẫn, ta có 2 cách chèn id theo dõi vào website
Cách 1: Copy đoạn script và chèn trực tiếp sau thẻ body trang web bạn muốn theo dõi,
Cách 2: Lưu đoạn mã code ( id theo dõi ) vào một trang php, sau đó dùng lệnh include để chèn file php đó vào trang web bạn muốn Google Analytics thống kê.

Lưu ý: vị trí chèn ID theo dõi “ sau thẻ mở body “

Xem Google Analytics thống kê tổng quan truy cập trang web

Thống kê tổng quan:
Click vào ô “Báo Cáo“ --> “Trang tổng quan“ --> “Trang tổng quan của tôi“
Màn hình hiển thị bảng thông báo: số lượng truy cập / tỉ lệ thoát theo ngày…


Thống kê trang tổng quan của tôi trong Google Analytics

Thống kê truy cập theo thời gian thực: Thời gian thực --> Tổng quan

Google Analytics có tính năng nổi bật: thống kê số lượng truy cập website theo thời gian thực ( Real time ), có nghĩa là chúng ta có thể biết số lượng người đang truy cập website, thậm chí chúng ta biết được khách truy cập website ở địa điểm nào? Họ đang quan tâm lĩnh vực gì trên trang web….



Tra lưu lượng truy cập trang web thông qua từ khóa nào?

Click chuột vào: Sức thu hút --> Từ khóa --> Cơ bản
Bảng này thông báo cho người quản trị thông tin từ khóa của website được xếp hạng Google và được người sử dụng click chuột vào. Nó giúp người quản trị web biết rõ từ khóa nào đã SEO thành công, từ khóa nào ít click chuột cần thay đổi tiêu đề, thẻ mô tả nhằm thu hút tỉ lệ click chuột.



Tra cứu hành vi khách truy cập website
Click chuột vào: Hành vi --> Lưu lượng hành vi, màn hình kế tiếp, Google Analytics hiển thị:
Trong bảng hiển thị này, người quản trị web biết được hành vi của khách truy cập trang web đang quản trị, từ đó biết được tỉ lệ thoát ở đâu nhiều nhất… từ đó xây dựng phương án điều hướng Onpage hiệu quả.



Google analytics thống kê hành vi truy cập trang web của khách

Kiến thức và tính năng của Google Analytics rất nhiều, thật khó để tổng hợp hết trong bài viết này. Trên đây, tôi chỉ phân tích và hướng dẫn các bạn đang tìm hiểu về Google Analytics kiến thức tổng quan nhất, hay được sử dụng nhất trong Google Analytics.

200 yếu tố xếp hạng của Google mà SEOER cần biết.

200 yếu tố xếp hạng của Google mà SEOER cần biết.

Google sử dụng hơn 200 yếu tố xếp hạng trang web của bạn. Google sẽ không bao giờ nói cho bạn biết những yếu tố có tầm quan trọng. Lý do cho điều này là mỗi năm Google thay đổi hơn 500 thuật toán. Tuy nhiên Google cung cấp cho bạn một số gợi ý những điều quan trọng. Google thậm chí còn cung cấp một tài liệu hướng dẫn SEO cho các quản trị trang web. 


Google cũng cung cấp một cái nhìn tổng quan tốt về công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào và có thể được tìm thấy ở đây: http://www.google.com/competition/howgooglesearchworks.html


Trang web của bạn hiện đang được đánh giá trên nhiều yếu tố liên quan đến nhau.
  • Liên kết - liên kết đến và đi từ trang web của bạn, chất lượng của các liên kết, và tỷ lệ giữa các liên kết và thậm chí liên kết với các trang trên trang web của bạn và làm thế nào nó có nhiều liên kết qua lại thường xuyên.
  • Nội dung: nội dung trên trang web của bạn, mật độ từ khóa và mối tương quan của nội dung trên trang và nội dung trong trang web riêng của mình và làm thế nào nó có liên quan đến nhau và mức độ thường xuyên cũng như tỷ lệ của nó.
  • Visitor: Bao nhiêu khách truy cập trở lại, sự thay đổi tăng hoặc giảm của những truy cập mới.
  • Tên miền: tên miền của bạn đã được đăng ký và thời gian sở hữu là bao lâu. Bao nhiêu lần thay đổi quyền sở hữu.
Nếu bạn muốn làm cho Google phân loại các trang web của bạn một cách chính xác, bạn nên sử dụng nhiều từ khóa khác nhau và liên quan đến chủ đề trang web của bạn trên các trang web khác. Bạn chỉ nên tập trung một từ khóa cho mỗi trang trên trang web của bạn và tổng thể trang web của bạn nên là một điều gì đó khái quát giống như loại hình kinh doanh hoặc một chủ đề nào đó. Google không đánh giá các từ khóa chuyển đến một trang liên quan đến các trang khác trên trang web của bạn từ đa dạng hơn liên quan đến chủ đề website của bạn xuất hiện trên các trang web của bạn, điều này giúp cho Google có thể phân loại các trang của bạn dễ dàng hơn. Bằng cách làm như vậy, các trang web của bạn cũng sẽ sẵn sàng cho các thuật toán khác của Google và cố gắng để giải quyết vấn đề này.

Các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến xếp hạng trang web trên Google

Các yếu tố về từ khóa (mức độ ảnh hưởng giảm dần)
  1. Từ khoá có trong Title.
  2. Từ khóa xuất hiện khi mở đầu của Title
  3. Từ khóa có trong tên miền gốc (ví dụ webhagia.com).
  4. Từ khoá có trong thẻ H1.
  5. Từ khóa có trong liên kết nội bộ.
  6. Từ khoá có trong backlink.
  7. Từ khóa xuất hiện ở đầu thẻ H1
  8. Từ khoá xuất hiện trong 150 từ đầu tiên.
  9. Từ khoá có trong Subdomain.
  10. Từ khóa có trong URL (tên file).
  11. Từ khóa có trong URL (thư mục).
  12. Từ khóa có trong các heading khác (h2 - h6).
  13. Từ khoá có trong thẻ Alt (hình ảnh).
  14. Từ khoá được lặp lại trong các văn bản HTML.
  15. Từ khoá có trong tên file ảnh (ví dụ tu-khoa.jpg)
  16. Từ khoá có trong thẻ bôi đậm (<b>, <strong>).
  17. Mật độ từ khoá theo công thức (Số Từ khóa / Tổng số từ < 5%)
  18. Từ khoá có trong MARC Danh sách các trang.
  19. Từ khoá có trong tham số truy vấn của trang (?name=value).
  20. Từ khoá có trong thẻ in nghiêng (<i>, <em>).
  21. Từ khóa có trong thẻ Meta Description.
  22. Từ khoá có trong phần mở rộng tập tin trên trang.
  23. Từ khoá có trong thẻ comment HTML <!--comment -->.
  24. Từ khoá có trong thẻ Meta Keywords.

Yếu tố không phải từ khóa (trọng số giảm dần)

  1. Nội dung gốc, độc đáo.
  2. Nội dung luôn được làm mới.
  3. Có sử dụng liên kết nội trỏ đến.
  4. Lịch sử các lần thay đổi nội dung
  5. Có sử dụng link out trên trang.
  6. Định dạng URL tĩnh (không có tham số).
  7. Tỷ lệ của HTML / văn bản người dùng (> 30%).
  8. Sự tồn tại của thẻ Meta Description.
  9. HTML Validation đạt chuẩn W3C
  10. Sử dụng của các yếu tố Flash
  11. Sử dụng quảng cáo trên trang
  12. Sử dụng Google AdSense trên trang

Yếu tố Xếp hạng Google dựa trên liên kết

  1. Từ khoá trong Anchor Text  trong các liên kết từ bên ngoài
  2. Mức độ phổ biến của liên kết (chất lượng + số lượng)
  3. Đa dạng của các nguồn liên kết (vị trí, tên miền,..).
  4. Mức độ uy tín của trang đặt liên kết
  5. Trao đổi liên kết (liên kết 2 chiều).
  6. Sự khác biệt so với các nguồn liên kết bên ngoài
  7. Từ khoá trong Anchor Text đến từ các liên kết nội bộ
  8. Vị trí đặt nội dung trên trang web.
  9. Phổ biến liên kết trong liên kết nội bộ.
  10. Số lượng và chất lượng của Liên kết nofollow
  11. Tỷ lệ liên kết follow và nofollow trên trang

Các yếu tố xếp hạng dựa trên liên kết cơ bản

  1. Độ tin cậy của liên kết
  2. Độ phổ biến của Domain
  3. Đa dạng liên kết trên nhiều domain
  4. Liên kết từ các nguồn uy tín, có cùng chủ đề.
  5. Thời gian phát triển / sự thiếu hụt của liên kết đến Domain
  6. Liên kết từ tên miền hạn chế quyền đăng tải nội dung
  7. Tỷ lệ phần trăm Dofollow vs Nofollow tới Domain

Các yếu tố xếp hạng không dựa trên liên kết cơ bản

  1. Cấu trúc phân cấp website (càng xa trang chủ thì uy tín càng giảm)
  2. Sử dụng liên kết đến các trang web có uy tín
  3. Thời hạn (số năm) duy trì tên miền
  4. Thời gian (số năm) duy trì tên miền (đã đăng ký được bao lâu)
  5. Thời gian vận hành của Server/Hosting
  6. Thông tin Hosting (host trên máy chủ)
  7. Đăng ký tên miền hoặc thay đổi Quyền sở hữu
  8. Tin tức từ Domain của trang Google News
  9. Sử dụng XML Sitemap (Tạo và Ping Sitemap)
  10. Người sở hữu tên miền
  11. Đăng ký tên miền với Google Local / Map
  12. Được trích dẫn trong Google Blog Search
  13. Được trích dẫn trong Yahoo Dir!
  14. Được trích dẫn trong DMOZ.org
  15. Được trích dẫn trong Wikipedia
  16. Được trích dẫn trong Lii.org
  17. Sử dụng RSS Feed (ví dụ:  http://inet.edu.vn/rss)
  18. Đăng ký tên miền với Google Webmaster Tools
  19. Sử dụng Giấy chứng nhận bảo mật trên website
  20. Hiệu lực của thông tin được liệt kê từ tên miền đăng kí
  21. Sử dụng Google Search trên website
  22. Sử dụng Google AdSense trên website
  23. Sử dụng Google AdWords để Quảng cáo về website
  24. Xếp hạng Alexa Rank

Yếu tố xếp hạng của Google dựa trên Social Media

  1. Link từ Delicious
  2. Link từ StumbleUpon
  3. Link từ Twitter
  4. Link từ LinkedIn
  5. Link từ Facebook
  6. Link từ MySpace
  7. Link từ Youtube
  8. Link từ Pinterest

Các yếu tố xếp hạng dựa trên traffic

  1. Tỷ lệ CTR từ kết quả tìm kiếm vào URL này
  2. Tỷ lệ CTR từ kết quả tìm kiếm vào Domain này
  3. Số lượng tìm kiếm liên quan đến Domain
  4. Thời gian ở lại trang trung bình (Time on site)
  5. Số lượng truy cập (visits, visitors) hàng ngày
  6. Các bầu chọn, xếp hạng, bình luận 
  7. Liên kết đến tên miền trong email Gmail

Các yếu tố xếp hạng dựa trên địa lý (GEO)

  1. Mã quốc gia TLD của tên miền gốc (Ví dụ: .VN)
  2. Ngôn ngữ của nội dung được sử dụng trên trang web
  3. Liên kết từ các websites / tên miền địa phương
  4. Vị trí Địa lý địa chỉ IP máy chủ của tên miền
  5. Nhắm mục tiêu địa lý của Google trong Webmaster Tools
  6. Đăng ký trang web với Google Local Quốc gia / Vùng
  7. Địa chỉ vật lý trong nội dung trang web
  8. Địa chỉ bên đại diện đăng ký Domain
  9. Vị trí địa lý của người truy cập vào trang web
  10. Sử dụng các GEO Meta.

Các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến xếp hạng trang web trên Google

Các yếu tố ảnh hưởng xấu đến giá trị của liên kết ngoài
  1. Tên miền mất Index vì Spam
  2. Liên kết với những Web Spam
  3. Liên kết có được do mua bán
  4. Tên miền chứa nhiều link từ Web Spam
  5. Tên miền không có links có độ trusted cao

Những yếu tố tiêu cực đến thứ hạng - không nên dùng

  1. Nội dung ẩn với người dùng
  2. Link từ trang bán liên kết
  3. Link từ web Spam
  4. Link đến web Spam
  5. Lỗi server không thời gian dài
  6. Lặp đi lặp lại quá nhiều cùng một Anchor Text
  7. Che dấu Địa chỉ IP
  8. Ẩn văn bản bên ngoài khu vực hiển thị (ngoài màn hình)
  9. Chứa quá nhiều tham số động trong URL
  10. Quá nhiều links từ các website trong cùng 1 vùng địa chỉ IP
  11. Nhồi nhét từ khóa trong nội dung, title, alt,..
  12. Ẩn văn bản bằng CSS (display: none)
  13. Nhồi nhét từ khóa trong Title
  14. Nhồi nhét từ khóa trong URL
  15. Nhồi nhét từ khóa trong thẻ Description
  16. Nhồi nhét từ khóa trong thẻ Keywords
  17. Nhồi nhét từ khóa trong ALT
  18. Nội dung ALT giống nhau
  19. Liên kết từ những website chất lượng thấp
  20. Quá nhiều links từ website cùng chủ sở hữu
  21. Sử dụng Cloaking - che đậy nội dung với người dùng.
  22. Redirect từ nhiều domain cũ.
  23. URL quá dài
  24. Title quá dài
  25. Quá nhiều anchor text ở footers
  26. Quá nhiều link Nofollow trong Liên kết nội bộ
  27. Liên kết từ các diễn đàn (chữ kí, profile, vv…)
Trên đây là những yêu tố chính tác động đến việc xếp hạng các website của Google. Trong thực tế bạn nên tùy biến, đừng dập khuôn theo một công thức hay tiêu chí cụ thể nào. Google đang cập nhật hàng ngày, trọng số cũng thay đổi thường xuyên. Cách tốt nhất để luôn có thứ hạng cao là tạo ra nộ dung hay, giá trị với người sử dụng.

Chúc bạn thành công!

HỆ THỐNG

Biểu mẫu liên hệ

Name

Email *

Message *

Công ty cổ phần công nghệ truyền thông Media Label
Media Label Communications Joint Stock Company
Bản quyền © 2009-2015
Ghi rõ nguồn khi phát hành lại thông tin từ website này
TOP